Quy trình 10 bước sản xuất kệ siêu thị theo tiêu chuẩn Châu Âu

Quy trình sản xuất kệ theo tiêu chuẩn Châu Âu đã được Minh Quân áp dụng và triển khai ngay từ khi khởi sự kinh doanh, chính định hướng này đã giúp chúng tôi dần chỗ đứng vững chắc trên thị trường với thương hiệu Minh Quân luôn được khách hàng tin tưởng, yêu mến và ủng hộ.

Để sản xuất ra bộ kệ siêu thị với các yếu tố về độ bền kỹ thuật, tính thẩm mỹ và độ bền đi cùng năm tháng thì ngoài việc lựa chọn nguyên vật liệu tiêu chuẩn, máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp thì việc đưa ra quy trình làm việc bài bản, tiêu chuẩn cao sẽ giúp cho chúng tôi hoàn toàn kiểm soát được chất lượng.

Dây chuyền sản xuất hiện đại kết hợp với quy trình bài bản sẽ mang lại chất lượng sản phẩm ổn định

Bước 1: Tẩy rửa nguyên vật liệu thô

Quá trình này giúp loại bỏ các tạp chất lẫn trong vật liệu thô có thể là bụi bẩn, dầu mỡ, chất tạo màu hoặc kim loại lạ trong quá trình sản xuất ban đầu.

Quá trình này giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào phải được chuẩn hóa, kiểm soát kỹ càng trước khi triển khai các công đoạn tiếp theo.

Tẩy rửa nguyên vật liệu thô để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Bước 2: Tẩy rửa trước khi định hình bằng hóa chất

Sử dụng hóa chất để tẩy rỉ sét sẽ được dùng phổ biến trong công nghệ mạ kim loại. Với phương pháp này sẽ được chia thành 2 loại: hóa chất tẩy dầu và tẩy dầu kết hợp với rỉ sét.

Bước 3: Định hình chi tiết bằng công nghệ phốt phát

Phốt phát hóa là một công nghệ tiền xử lý thường được sử dụng, về nguyên tắc, nó phải là một xử lý màng chuyển đổi hóa học, chủ yếu được sử dụng để phốt phát hóa trên bề mặt thép. Các kim loại màu (như nhôm và kẽm) cũng có thể được phốt phát hóa.

Phosphating là một quá trình hình thành màng chuyển đổi hóa học photphat bằng các phản ứng hóa học và điện hóa, màng chuyển hóa photphat được hình thành được gọi là màng photphat.

Mục đích chính của phốt phát hóa là: để bảo vệ kim loại cơ bản và ngăn kim loại bị ăn mòn ở một mức độ nhất định; nó được sử dụng như một lớp sơn lót trước khi sơn để cải thiện độ bám dính và khả năng chống ăn mòn của màng sơn; và nó có thể giảm ma sát trong quá trình gia công nguội kim loại.

Bước 4: Tẩy rửa lần 2

Tẩy rửa thêm một bước nữa giúp loại bỏ hoàn toàn các vậ lạ còn dính trên bề mặt. Qúa trình này có thể dùng nước sạch đã được kiểm tra hóa chất để rửa.

Bước 5: Sấy khô bề mặt

Sau quy trình đánh bóng kim loại, các sản phẩm thường có nước hoặc dầu lỏng đọng lại trên bề mặt. Vậy làm thế nào để loại bỏ vấn đề này một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhất.

Qúa trình này sẽ cần sử dụng máy sấy chuyên dụng sấy khô kim loại dựa trên nguyên lý quay ly tâm, chính vì vậy nó còn có tên gọi là máy sấy ly tâm hay máy sấy khí nén. Nguyên lý hoạt động dựa trên nguyên lý lực ly tâm và đối lưu không khí nóng để làm khô các chi tiết gia công.

Bước 6: Xử lý oxi hóa bề mặt hoạt động

Hóa chất xử lý bề mặt kim loại là một trong những cách xử lý kim loại bị oxi hóa đơn giản với công dụng làm sạch bụi bẩn, rỉ sét có trên bề mặt các thiết bị, máy móc, đồ dùng bằng kim loại tại các ngành công nghiệp. Sản phẩm sau khi được xịt hoặc ngâm trong hóa chất tẩy rỉ sét sẽ thẩm thấu vào bề mặt kim loại giúp làm bong tróc lớp oxi hóa bên ngoài cho sản phẩm. 

Sử dụng hóa chất tẩy rỉ sét đem lại hiệu quả cao nhưng bề mặt sản phẩm sau khi làm sạch dễ bị oxi hóa. Ngoài ra, sử dụng hóa chất làm sạch ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và môi trường bên ngoài. Chủ yếu thực hiện ở những nơi thông thoáng và hạn chế xử lý kim loại bị oxi hóa với những dự án ngoài trời hoặc các sản phẩm có kích thước lớn nhiều chi tiết.  

Bước 7: Tẩy rửa lần 3

Tẩy rửa lại với hóa chất chuyên dùng để đảm bảo bề mặt bị loại bỏ hoàn toàn tạp chất.

Bước 8: Sấy khô các chi tiết trong nhiệt độ đạt đủ 1800độ C

Các vết loang ố, gỉ sét đa phần là do bề mặt kim loại vẫn còn đọng lại dầu hoặc nước sau khi xử lý; do vậy sử dụng máy sấy sẽ giúp chống loang, gỉ trong thời gian chờ sản phẩm xử lý ở những công đoạn tiếp theo

Ngoài ra, máy còn được trang bị bàn đạp phanh cùng với việc sử dụng công tắc, rơ le máy sấy có thể ngăn chặn tình trạng quá tải của dòng điện và động cơ. Hơn nữa, máy còn được trang bị bộ phận gia nhiệt, làm cho quá trình sấy nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Bước 9: Đưa vào lò phun sơn tự động với ứng dụng sơn tĩnh điện siêu bền

Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn ứng dụng hiệu ứng bám dính nhờ lực hút tĩnh điện trái dấu.

Trên thị trường hiện đang có 2 loại sơn tĩnh điện: sơn bột tĩnh điện và sơn nước.

  • Sơn nước: Sử dụng sơn nước kết hợp với các dung môi dẫn tĩnh điện. Nhờ được gia tĩnh điện bằng các súng phun sơn tĩnh điện trong quá trình phun nên lượng sơn khi phun sẽ tăng hiệu suất bám dính trên bề mặt sản phẩm. Giúp giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả về kinh tế.
  • Sơn bột tĩnh điện: Sử dụng bột sơn, nhờ được gia tĩnh điện bằng các súng phun sơn tĩnh điện . Các hạt sơn sẽ bám dính lên bề mặt sản phẩm nhờ lực hút tĩnh điện, giảm ô nhiễm môi trường – hiệu quả kinh tế tăng cao. Tuy nhiên, vì ở dạng bột nên có thể thu hồi và tái sử dụng. Hiệu quả sử dụng có thể lên đến 95% ( 5% còn lại là do bột sơn dính trên thành buồng phun sơn và bay ra ngoài).

Bước 10: Sấy khô và đóng gói

Sử dụng vật liệu bảo vệ như giấy bọc, bọt xốp hoặc túi nylon để bảo vệ bề mặt của các thành phần kết cấu thép. Gắn nhãn rõ ràng và chính xác trên mỗi thành phần để nhận diện dễ dàng. Đóng gói các thành phần cùng loại cùng một lô hàng lại cùng nhau. Sử dụng bao bì chịu lực như pallets hoặc carton chịu lực nếu cần thiết. Sử dụng vật liệu chống ẩm hoặc phủ một lớp dầu chống ăn mòn trên các thành phần kết cấu thép để bảo vệ chúng trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ MINH QUÂN

  • Mã số thuế:0317525912
  • Địa chỉ: 403/38/43 Đường Tân Chánh Hiệp 10, KP.8 , P. Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM
  • Nhà máy: 41B Phạm Văn Sáng, Ấp 7, Xuân Thới Thượng, H. Hóc Môn, TP. HCM
  • Email:minhquan.kcn@gmail.com
  • Hotline:0855 677 999

DANH MỤC SẢN PHẨM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN